Tìm hiểu, So sánh Nguyên phân và Giảm phân [Sinh Học]

Bạn đang muốn hiểu và so sánh giữa Nguyên phân và Giảm phân một cách cụ thể, trực quan nhất? Bạn muốn nhanh chóng nắm bắt các kiến thức phân bào để có thể tự tin học tốt môn Sinh Học ở trên lớp? Hãy để Thủ Thuật Nhanh (chấm) Cơm giúp bạn!

I-Giới thiệu khái quát về quá trình nguyên phân và giảm phân

Trước hết, chúng ta cùng bắt đầu bằng cách hiểu khái quát về 2 quá trình nguyên phân và giản phân này như thế nào đã nhé:

qua trinh nguyen phan

Nguyên phân là quá trình phân bào nguyên nhiễm, xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai(tế bào sinh dục mầm).Trong quá trình diễn ra sự phân chia nhân và tế bào chất.Kết thúc quá trình nguyên phân này tạo ra hai tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống hệt bộ nhiễm sắc thể ở tế bào mẹ.

qua trinh giam phan

Giảm phân là hình thức phân bào giảm nhiễm diễn ra ở tế bào sinh dục chín gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi một lần tại kì trung gian trước lần phân bào/giảm phân I.Lần phân bào /giảm phân II diễn ra sau 1 kì trung gian rất ngắn.Kết thúc giảm phân tạo ra 4 tế bào con đều mang bộ NST đơn bội(n) tức là số NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ ban đầu.

II-So sánh quá trình nguyên phân và giảm phân.

Sự giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân:

– Đều có sự nhân đôi của NST mà thực chất thì đó chính là sự nhân đôi của ADN ở kì trung gian.

– Đều phân thành 4 kì :kì đầu,kì giữa, kì sau, kì cuối

– Đều có sự biến đổi hình thái NST theo chu kì đóng và tháo xoắn đảm bảo cho NST nhân đôi và thu gọn cấu trúc để tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa.

– Màng nhân và nhân con biến mất cho đến gần cuối mới tái hiện lại.

Sự khác nhau giữa 2 quá trình nguyên phân và giảm phân

Ta có bảng so sánh giữa nguyên phân và giảm phân để tiện quan sát hơn như sau:

 Nguyên phânGiảm phân
Nơi diễn raTế bào sinh dưỡngTế bào sinh dục
Số lần phân chia NST

và số tế bào con

1 lần phân chia

và 2 tế bào con

2 lần phân chia

và 4 tế bào con

Kì đầuSự bắt cặp và trao đổi chéo giữa các NST hiếm khi xảy raCác NST tương đồng tiến hành bắt cặp và trao đổi chéo
Kì giữaNST xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạoNST xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo
Kì sauCó sự phân li các cromatit trong từng NST kép về hai cực của tế bào– Kì sau I: 2 NST kép trong cặp đồng dạng tách đôi đi về 2 cực của tế bào.

– Kì sau II: 2 NST đơn trong NST kép tách đôi(tâm động tách nhau) đi về 2 cực cùa tế bào (giống nguyên phân, nhưng số lượng ít hơn 1 nửa.)

Kì cuốiHình thành 2 tế  bào con giống nhau và giống hệt tế bào mẹ ban đầu.Hình thành 2 tế bào con có bộ NST n  kép (kì cuối I)
Kết quảSố NST giữ nguyên: 1 tế bào 2n tạo ra 2 tế bào 2n (giống tế bào mẹ ban đầu).Số NST giảm một nửa: 1 tế bào 2n tạo ra 4 tế bào n.

Tế bào con mang n NST có nguồn gốc khác nhau.

Ý nghĩa– Duy trì sự giống nhau: Tế bào con có kiểu gen giống tế bào mẹ.

– Là cơ sở cho sự sinh trưởng, lớn lên, tăng lên về số lượng tế bào.

– Duy trì ổn định bộ NST của loài.

– Tạo biến dị tổ hợp, cơ sở cho sự đa dạng và phong phú của sinh vật, giúp sinh vật có thể thích nghi và tiến hóa.

III-Kết luận

Trên đây mình và các bạn đã tìm hiểu xong về những đặc điểm giống và khác nhau giữa hai quá trình phân bào: nguyên phân và giảm phân. Hy vọng các bạn có thể nắm được những kiến thức khái quát về hai quá trình Nguyên phân và Giảm phân và có thể so sánh những điểm giống và khác nhau của chúng.

Xin cảm ơn các bạn. Chúc các bạn học tập thật tốt.

Những bài liên quan

Back to top button