Tác hại của thức khuya đối với sức khỏe như thế nào?

Việc sống trong thời đại công nghệ số bùng nổ như ngày nay khiến cho chúng ta thường mắc phải thói quen hay thức khuya. Đặc biệt là những người trẻ tuổi và những người ít ra ngoài giao tiếp. Họ thức khuya để nghịch điện thoại, đọc báo, xem phim, chơi game, lướt Facebook,…

Bạn cũng thức khuya? Ok, cũng được! Tuy nhiên, bạn hãy chỉ làm như vậy nếu thực sự cần thiết. Vì việc thức khuya thường xuyên trong thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể bạn bị suy nhược, giảm hệ miễn dịch, đau mắt, đau đầu,.. Và rất nhiều nguy cơ bệnh tật cả về thể chất lẫn tinh thần.

Bài này, ThuthuatNhanh.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những nguy hại của việc thức khuya đối với sức khỏe của chúng ta. Mời bạn đón đọc!

thuc khuya anh huong khong tot toi suc khoe

Thức khuya ảnh hướng không tốt tới sức khỏe.

Tác hại của thức khuya đối với sức khỏe con người

1. Thức khuya khiến suy giảm trí nhớ

Não của chúng ta làm việc hưng phấn vào ban ngày, nghỉ ngơi vào ban đêm. Nếu bạn thức đêm, não vẫn phải làm việc không được nghỉ ngơi nên dù ban đêm cũng ở trong trạng thái hưng phấn, và đến ngày hôm sau có thể rơi vào tình trạng chóng mặt, thiếu tập trung… Một giấc ngủ sâu có thể giúp não bộ sắp xếp lại ký ức và tăng cường trí nhớ mỗi ngày. Nếu thức khuya lâu ngày, trí nhớ của chúng ta sẽ dần suy giảm và chịu ảnh hưởng rất lớn

2. Thức khuya làm da bạn ngày càng xấu

Có lẽ đây là ảnh hưởng khiến bạn dễ nhận thấy rõ nhất rồi. Mắt thâm quầng, da xạm khô, hay nổi mụn và thậm chí hình thành nếp nhăn, làn da nhợt nhạt thiếu sức sống… Đây thậm chí còn chỉ là biểu hiện nhẹ và ở người tuổi trẻ. Nếu bạn đã tầm ~30 tuổi đổ ra thì việc thức khuya sẽ khiến mí mắt xệ xuống nhanh hơn, xa mặt xám xịt. Trông bạn sẽ già đi nhanh hơn do cơ thể bị thiếu ánh sáng tự nhiên, nóng trong và tuần hoàn máu kém.

3. Thức khuya làm tỉ lệ mắc ung thư cao hơn bình thường

Thông thường thì người thức khuya và ban ngày cũng không được bổ sung đủ giấc ngủ sâu nên các cơ quan thường sẽ luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, quá tải. Chúng không có đủ thời gian nghỉ ngơi để hồi phục về trạng thái tốt nhất. Điều đó lý giải vì sao sức đề kháng cơ thể bạn ngày càng đi xuống, dễ nhiễm bệnh tật. Chẳng khó hiểu khi tăng các nguy cơ mắc bệnh ung thư, hiểm nghèo khác…

tac hai cua thuc khuya doi voi suc khoe

Tác hại của thức khuya thường xuyên đối với sức khỏe.

Làm thế nào để giảm tác hại do hay thức khuya?

1. Điều chỉnh ánh sáng, tăng khả năng tiết hormone melatonin

Thông thường, bắt đầu từ khoảng 8 giờ mỗi tối, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra hooc-môn Melatonin để điều tiết đồng hồ sinh học của cơ thể (gây buồn ngủ và giúp cơ thể về trạng thái nghỉ ngơi, hồi phục). Sự sản sinh của hormone này lại đặc biệt liên quan tới cường độ nhiều ít của ánh sáng. Ánh sáng mạnh sẽ khiến hormone này không được sinh ra. Nó khiến bạn thức lâu hơn, xong đồng thời, khi ngủ thì giấc ngủ của bạn cũng mang tới khả năng hồi phục kém hơn. Vì vậy, nếu thức khuya thì bạn hãy giảm bớt ánh sáng xung quanh và các hoạt động thể chất để lượng Melatonin được sinh ra đủ nhiều, giúp chúng ta có giấc ngủ ngon và sâu hơn nhé.

Để giấc ngủ có hiệu quả tốt nhất. Bạn đừng nên thức quá 2-3 giờ sáng. Vì sau thời điểm này, Melatonin sẽ bớt dần. Điều đó có nghĩa là sau thời điểm 2 giờ sáng, bạn sẽ có một giấc ngủ không sâu và tác dụng hồi phục sức khỏe của giấc ngủ sẽ kém hơn rất nhiều.

2. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Vitamin A được gọi là “dưỡng chất cần thiết để bảo vệ mắt”, có thể ngăn ngừa khô mắt, suy giảm thị lực và chứng quáng gà. Các loại thực phẩm như gan động vật, cà rốt, cà chua, cải bó xôi, rau mầm, ớt xanh/đỏ, xoài, táo tàu, khoai lang có chứa nhiều vitamin A.

Các vitamin nhóm B cũng là một trong những nguồn dinh dưỡng cho thần kinh thị giác. Thiếu vitamin B1, mắt dễ mệt mỏi, thiếu vitamin B2, dễ gây ra viêm giác mạc. Những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B bao gồm mè, đậu nành, sữa tươi…

Trong trạng thái cân bằng ăn uống, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm sẽ cung cấp những loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Nhưng khi thức khuya, lượng tiêu hao sẽ tăng lên khá nhiều, do đó bạn nên chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ các loại vitamin.

Những bài liên quan

Back to top button