Chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân [Văn nghị luận]

Aesop đã từng nói rằng :”Không ai tin kẻ dối trá, kể cả khi hắn nói sự thật”. Quả đúng là như vậy, niềm tin luôn là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Có niềm tin, ta sẽ dễ dàng thuyết phục được người khác, đồng thời xây dựng được hình ảnh của bản thân. Nhưng ngược lại, chỉ cần một lời nói dối cũng đã đủ để thay đổi cái nhìn của người khác về chính mình. Bởi thế, đôi khi chính cái tai hoạ lại đến với chúng ta từ những lời nói thiếu trung thực. Và có một điều chắc chắn mà ai cũng phải khẳng định rằng: “Nói dối có hại cho bản thân”

chung minh rang noi doi co hai cho ban than

Nói đến “nói dối” thì không ai là không biết bởi tất cả chúng ta, ít hay nhiều đều đã từng thiếu thành thực để nguỵ biện cho cái sai lầm của mình. Nói dối là lời nói không đúng với sự thật, được ta nói ra để che giấu một điều gì đó. Tuy nhiên, không phải bất kì lời nói dối nào cũng là xấu, bởi lẽ, trong một số trường hợp, người ta bắt buộc phải làm như vậy vì mục đích tốt đẹp. Nói đến những người làm trong ngành y, ta thường nói họ có trái tim “lạnh”, thế nhưng trong thâm tâm họ luôn muốn bệnh nhân của mình có được liều thuốc tốt nhất để chống lại bệnh tật – đó là liều thuốc tinh thần. Những lúc như thế, buộc họ phải nói dối về bệnh tình của bệnh nhân để những người đó an lòng. Hay trong văn học, ta cũng đã chứng kiến nhiều lời nói dối nhưng hoàn toàn là vì mục đích tốt đẹp. Như nàng Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ đã trỏ bong mình trên vách và nói với con đó là cha đứa bé. Như vậy, lời nói dối của nàng chính là tượng trưng cho tình mẫu tử tốt đẹp. Tuy nhiên, trong cuộc sống, ta lại bắt gặp nhiều lời nói dối vì lợi ích của bản thân. Học sinh chỉ vì muốn được điểm cao mà gian lận trong thi cử(một hình thức nói dối bằng thành tích), những lời nịnh hót, những lần bao biện cho lỗi lầm của mình,…

Đó chính là những lời nói dối không được khuyến khích và đương nhiên, chúng sẽ là mũi dao gián tiếp đâm thẳng vào chính người nói.

noi doi co hai cho ban than

Như đã nói ở trên, nói dối là không tốt. Nhưng nếu như chỉ nhìn ở cái nhìn phiến diện trong đời sống hằng ngày thì ta không thể nào nhận biết được tác hại ghê gớm của nó. Trước tiên là trong môi trường giáo dục. Trong các nhà trường hiện nay, mức nhẹ nhất của việc nói dối đó chính là không chịu nhận điểm xấu, điểm yếu của mình trong lĩnh vực học tập. Không hiểu bài nhưng học sinh vẫn không muốn cho ai biết vì lí do rất quen thuộc mang tên “giấu dốt”. Nặng hơn là tình trạng gian lận trong thi cử để mang về cho mình hai chữ “thành tích”. Nhưng thực chất, mọi thứ đều chỉ là dối trá, không đánh giá chính xác về thực lực của mỗi người, khiến cha mẹ, thầy cô hiểu lầm về lực học thực sự của bản thân. Rồi sâu xa hơn nữa là liên quan đến cuộc sống sau mày của mỗi người – một cuộc sống đòi hỏi tài năng thực thụ và sự cố gắng của con người. Những học sinh may mắn có thể qua nổi những kì thi quan trọng trong cuộc đời với hình thức gian lận thì rất chật vật trong con đường học vấn trước mắt và kể cả con đường sự việc. Thứ hai đó là trong cuộc sống. Chúng ta chỉ có thể nói dối một ai đó một lần, hai lần nhưng chắc chắn sẽ không có lần thứ ba. Bởi lẽ sau nhiều lần như thế, cái nhìn của người ngoài về ta đã khác – một cái nhìn dành cho kẻ không thành thực. Rồi từ miệng người này truyền sang tai người khác như một lời nhắc nhở để đề phòng khiến ta càng làm mất đi niềm tin của mọi người, mặc dù người đó chưa từng bị ta lừa qua bao giờ cả. Cứ thế, cứ thế sẽ không ai muốn giúp đỡ, không còn ai muốn trở thành nạn nhân của lời nói dối, ta sẽ bị cô lập, nhận được ít sự tương trợ. Bởi vậy mà có người đã từng nói:

Mất tiền là mất ít
Mất danh dự là mất nhiều
Mất niềm tin là mất tất cả

Một điều dễ thấy trong cuộc sống là từ những kẻ nói dối “đỉnh” nhất mọi thời đại – những kẻ lừa đảo. Lời nói của họ nghe có vẻ ngon ngọt, đã đễ dàng lừa được người khác vào cạm bẫy, nhưng những chiêu trò của họ chỉ được áp dụng đúng một lần với một người, không bao giờ có lần thứ hai. Bên cạnh đó, họ còn phải nhận cái nhìn xa lánh từ xã hội, trường hợp nặng nề còn phải nhịu sự trừng phạt của pháp luật.

Qua đây, ta có thể thấy rằng nói dối là một thói quen đầu độc cuộc sống của chúng ta. Nó khiến ta trở nên cô lập, làm mất đi niềm tin của mọi người xung quanh. Tất nhiên trong cuộc sống không thể thiếu những trường hợp ta phải sử dụng hình thức sai trái này, những hãy suy nghĩ kĩ rằng có nên hay không. Hãy nghĩ vì tương lai của bản thân, vì các mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội

Những bài liên quan

Back to top button