Độc Giả Hay Đọc Giả? Nguyên Nhân Nhiều Người Dùng Sai?
Độc Giả hay Đọc Giả? Bạn có biết cụm từ nào là đúng chính tả tiếng Việt hay không? Nếu chưa chắc chắn thì mời đọc ngay bài viết này nhé!
Độc Giả hay Đọc Giả? Chắc hẳn có nhiều bạn không rõ về từ này, nên tỉ lệ sai chính tả khá cao. Chỉ 5 phút đọc bài này bạn sẽ hiểu rõ hơn và phân biệt được đúng sai đơn giản. Mời cùng đọc nhé!
Nội dung chính
Độc Giả hay Đọc Giả là từ đúng chính tả?
Đáp án: Độc Giả là từ đúng, Đọc Giả là từ sai.
Độc Giả là gì?
Đáp án: Độc Giả được hiểu là người đọc sách, đọc báo hay các tác phẩm văn học
Trong đó:
Độc: là từ Hán Việt chỉ hành động đọc
Giả: cũng là 1 từ Hán Việt với nghĩa chỉ là người
Ghép lại tạo thành ‘ Độc giả’ có nghĩa là người đọc sách báo…
Ví dụ:
- Tác phẩm đã để lại những ấn tượng thật sâu sắc trong lòng độc giả.
- Độc giả tuổi teen thích đọc những cuốn truyện như: Conan, shin cậu bé bút chì, tí quậy…
Ta có thể dùng từ ‘Bạn Đọc‘ nghe sẽ gần gũi hơn, “Độc Giả” thấy dùng trong văn chương là nhiều.
Đọc Giả là gì?
Đáp án: Đọc Giả là từ không có nghĩa trong từ điển tiếng Việt.
Có nhiều bạn nghĩ ‘đọc’ là hành động đọc sách báo.., ‘giả’ là người đọc, nhưng thực tế không thể ghép từ Hán Việt với từ thuần Việt được.
Ví dụ:
- Đọc sách là 1 cách giải trí khi bạn rảnh rỗi.
- Cuốn sách ‘Đắc nhân tâm’ thật sự đáng để đọc.
Nguyên nhân nhầm lẫn ĐỘC GIẢ và ĐỌC GIẢ
Do cách đọc nghe khá giống nhau, nên khi viết không thể tránh được việc sai sót như vậy. Hơn nữa là ở độ tuổi cấp 1 từ này nghe còn lạ lẫm, chưa thể hiểu được nghĩa của từ.
Cách khắc phục:
Rèn luyện cách đọc để khi viết không bị lẫn, thường xuyên tìm các từ dễ mắc lỗi sai chính tả để luyện.
Kết luận
Mong rằng với bài viết trên của Thuthuatnhanh.com sẽ giúp bạn đọc hiểu được phần nào đó, sử dụng từ không còn nhầm nữa. Chia sẻ cho để mọi người cùng tìm hiểu về vẻ đẹp của tiếng Việt nhé!