Startup là gì? Các bước để Startup thành công và hiệu quả.
Startup là gì? Tại sao người làm dự án Startup hay gặp phải thất bại? Những khó khăn mà họ phải đối mặt là gì? Bài viết cũng đưa ra các bước hướng dẫn để một dự án Startup đạt được hiệu quả và dẫn tới thành công. Bạn hãy theo dõi nội dung dưới này để cùng hiểu biết thêm về những luận điểm trên nhé!
Nội dung chính
Startup là gì?
Startup hay Start-up: Hay hiểu đúng nghĩa đen đó là “Bắt đầu – đi lên” hay còn gọi là Khởi Nghiệp. Nó là thuật ngữ chỉ các công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh những thứ mới mẻ nhằm phát triển lập nghiệp. Nó cũng thường dùng với nghĩa hẹp hơn nhằm chỉ các công ty công nghệ đang trong quá trình phát triển ý tưởng, bắt đầu thiết kế các sản phẩm và dịch vụ của họ để lập nghiệp.
→ Lưu ý:
- Start-up là khởi nghiệp nhưng không phải là lập nghiệp
- Startup không nhất định sẽ khởi nghiệp thành công, mà phần lớn họ sẽ thất bại
Vì sao nói Startup chỉ là khởi nghiệp, không phải là lập nghiệp?
Chúng ta cần phân biệt rõ 2 khái niệm khởi nghiệp và lập nghiệp này như sau:
- Lập nghiệp là xây dựng sự nghiệp, phát triển kinh doanh nói chung và đạt được thành công to lớn. Nó chính là việc bạn phát triển và đạt được thành công trong công việc.
- Còn nói đến Startup phải nói đến sự phát kiến ra những điều mới mẻ mà chưa có bao giờ. Do đó, nó vừa khó khăn về mặt ý tưởng, lại vừa khó khăn để thị trường tiếp nhận cũng như kinh phí đầu tư.
Theo ông Bùi Thế Duy, Chánh Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ: “Doanh nghiệp khởi nghiệp phải dựa trên một công nghệ mới hoặc tạo ra một hình thức kinh doanh mới, xây dựng một phân khúc thị trường mới, nghĩa là phải tạo ra sự khác biệt không chỉ ở trong nước mà với tất cả công ty trên thế giới”.
Những khó khăn Startup phải đối mặt
Trước khi hiểu được cách làm thế nào để Startup hiệu quả, chúng ta điểm danh xem những lý do nào khiến cho một dự án khởi nghiệp gặp khó khăn và dẫn tới thất bại nhé:
- Dự án khởi nghiệp đưa ra những sản phẩm chưa từng có trên thị trường nên chắc chắn sẽ không nhận được sự quan tâm lớn từ người tiêu dùng tới sản phẩm của họ. Đây là yếu tố số 1 dẫn tới sự thất bại của các startup. (42%)
- Thường startup của những người ít vốn và ham nghiên cứu nên họ gặp khó khăn về kinh phí duy trì dự án. (29% số lần thất bại)
- Yếu tố nhân sự cũng là khó khăn với người khởi nghiệp. Họ rất khó tìm kiếm đồng nghiệp cho mình khi mà họ đi trên con đường riêng và ít vốn. (23%)
- Gặp sự cạnh tranh không lành mạnh từ đối thủ. Họ không đủ vốn, không đủ nhân sự nên khi bị người khác “đạo” mất ý tưởng kinh doanh thì cũng dễ bị thất bại (19%)
- Giá cả của sản phẩm là một vấn đề khó. Sẽ rất khó nếu họ muốn thị trường tiếp nhận mà bán chúng với giá cao! (khả năng thất bại 18%)
Hướng dẫn Startup (Khởi nghiệp) hiệu quả.
1. Rút gọn, tinh chỉnh ý tưởng kinh doanh của bạn cho phù hợp với hoàn cảnh
Ý tưởng của bạn phải được làm cho đơn giản, dễ hiểu, dễ thực thi nhất. Bạn muốn khởi nghiệp với một hoặc một vài ý tưởng về sản phẩm dịch vụ nào đó. Vậy thì cần tìm hiệu chi tiết về dòng, loại sản phẩm ấy và từ đó chỉ nên chọn một hoặc một vài sản phẩm khả thi nhất để phát triển. Không nên tham nhiều, vì nó sẽ khiến bạn choáng ngợp và phình kế hoạch!
Khi bạn đã có một ý tưởng rất đơn giản và được rút gọn, tinh chỉnh một cách hợp lý. Bạn sẽ bắt tay vào lập kế hoạch chi tiết cho dự án của mình.
2. Lên kế hoạch kinh doanh thật chi tiết nhưng hợp lý.
Bạn viết kế hoạch sao cho có tỉ lệ thành công cao, duy trì dự án khởi nghiệp được lâu chứ không phải “vẽ” ra một bản kế hoạch cồng kềnh không khả thi nhé! Hãy trả lời cho các câu hỏi sau đây:
- Tại sao bạn lại lập doanh nghiệp, nó được thành lập ra với mục đích là gì?
- Mục tiêu cuối cùng của bạn là gì?
- Chi phí cho dự án Khởi Nghiệp là bao nhiêu?
- Bạn đã khảo sát ý kiến khách hàng chưa, tính khả thi là bao nhiêu phần trăm?
Từ việc trả lời cho những câu hỏi trên đây, bạn hãy lập ra bản kế hoạch kinh doanh cho Startup thật hợp lý nhé!
3. Thử nghiệm ý tưởng kinh doanh và ghi nhận kết quả
Chắc chắn rồi, dù cho là dự án hay kế hoạch nào thì việc thử nghiệm sẽ giúp bạn nhìn nhận được tính khả thi và tiến độ của nó như thế nào. Từ đó đưa ra những điều chỉnh hợp lý về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giá cả. Tin tưởng rằng những lời phê bình của khách hàng và thị trường sẽ giúp sản phẩm, dịch vụ startup của bạn ngày càng hoàn thiện hơn.
4. Đánh giá tài chính của bạn
Bạn đang có bao nhiêu vốn và muốn sử dụng nó như thế nào? Bạn định sử dụng quỹ tài chính của bản thân ra sao để có thể nuôi dự án khởi nghiệp của mình đến con đường thành công? Liệu bỏ đi công việc hiện tại và theo đuổi Startup mới này có đáng hay không? Có đem đến cho bạn sử thỏa mãn hay không?
Hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp rất dễ thất bại vì họ đánh giá và sử dụng tài chính của mình không đúng (tỉ lệ thất bại 42%). Nếu ít vốn, hãy cân nhắc sao cho tiền lãi bán ra đảm bảo được cuộc sống của bạn. Ít nhất là cho tới lúc bạn có thể hoàn thành dự án!
5. Xây dựng nhóm của bạn
Bạn không thể một mình làm tất cả nếu muốn thành công. Một dự án startup lại càng khó khăn. Chính bởi thế, bạn cần thật sự nghiêm túc và đầu tư vào tìm kiếm những người có cùng kiến thức và trí hướng với bản thân để thuyết phục họ tham gia vào nhóm xây dựng dự án khởi nghiệp của bạn.
Hãy cùng làm việc và tìm ra cách để có thể phối hợp cùng nhau. Chắc chắn nhiều cái đầu, nhiều nguồn lực sẽ dễ thành công hơn là chỉ một mình bạn.
Trường hợp bạn ý định kinh doanh một mình. Vậy bạn cũng cần phải thuê những người có chuyên môn về lĩnh vực của bạn để họ có thể giúp đỡ bạn. Cho bạn thời gian và không gian để sáng tạo và quản lý mọi việc.
6. Xác định cấu trúc doanh nghiệp (để kinh doanh hợp pháp)
Cấu trúc doanh nghiệp là một yếu tố bắt buộc nếu bạn muốn phát triển kinh doanh lâu dài và thành công. Hãy cân nhắc tới yếu tố nhân sự, giấy tờ hay đơn giản là sự hợp tác giữa các thành viên như thế nào.
Các thành viên trong doanh nghiệp làm nhiệm vụ gì, quyền lợi của họ ra sao? Khi họ không muốn làm nữa thì thế nào….
Trường hợp bạn sở hữu 100% quyền quản lý. Bạn có thể làm giấy kinh doanh sản phẩm là sở hữu của chính bạn. Và bạn cũng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với vốn đầu tư hay các khoản vay nợ…
7. Chọn đơn vị hợp tác, cung cấp dịch vụ hỗ trợ.
Sản phẩm, dịch vụ của bạn không nhất hiện toàn bộ tất cả đều là do chính bạn cung cấp. Khi lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ 3, bạn nên ưu tiên tính ổn định dịch vụ của họ trước khi nói tới yếu tố giá cả. Mặt khác, hãy lưu ý tới vấn đề bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư của bạn!
8. Quảng cáo dịch vụ sao cho hợp lý?
Điều này chắc bạn cảm thấy là đương nhiên rồi. Thời đại công nghệ số này, bạn có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình rất dễ trên các phương tiện truyền thông như báo đài, tivi hay các website.
– Quảng cáo trên đài truyền hình chắc chắn sẽ tăng mạnh độ uy tín và khả năng nhận diện thương hiệu cho sản phẩm công ty bạn.
– Một trong số những phương thức quảng cáo được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng hiện nay là chạy Adsense, Facebook ads. Nó có thể quảng bá sản phẩm, thương hiệu công ty của bạn rất tốt. Hơn nữa, giá thành lại dễ chịu, thích hợp với những dự án startup vừa và nhỏ. Bạn có thể cân nhắc xem sao.
9. Phát triển doanh nghiệp của bạn
Đảm bảo sản phẩm có thể bán ra và chọn một thời cơ thích hợp để công bố doanh nghiệp của bạn. Một kế hoạch phát triển hợp lý đã qua thử nghiệm vậy thì đã đến lúc bạn bắt đầu xây dựng thương hiệu và thương mại hóa sản phẩm của mình.
Hãy hợp tác với những doanh nghiệp có độ tin cậy cao trong ngành nghề của bạn để thúc đẩy uy tín thương hiệu cũng như doanh số của công ty bạn.
Kiến trì và tỉ mỉ luôn là yếu tố dẫn tới thành công!
Qua bài viết này, bạn đã hiểu được Startup là gì cũng như quy trình và sự thách thức gặp phải khi một doanh nghiệp trẻ muốn khởi nghiệp thành công. Hi vọng, vốn kiến thức ít ỏi trong bài này sẽ hữu ích với bạn và gieo những hạt giống tốt cho những ai đang có dự định khởi nghiệp. Chúc bạn thành công!