Giao động hay Dao động là đúng? Cách dùng của d và gi
Bạn đang phân vân xem hai cách viết “Giao động” và “dao động” cách viết nào là đúng chính tả? Bài viết này sẽ phân tích và giúp bạn hiểu cách dùng nào là đúng. Đồng thời, chỉ ra cách dùng của từ “D” và “GI” trong tiếng Việt. Mời bạn theo dõi.
Nội dung chính
“Giao động” hay “Dao động” là đúng chính tả?
Đáp án: Cách viết DAO ĐỘNG là đúng chính tả.
Lý do:
– Từ GIAO chỉ có nghĩa khi nó thể hiện sự liên hệ, quan hệ với nhau, cắt qua nhau. Ví dụ: giao dịch, giao phối, giao tiếp, giao hàng, giao kèo,…
– Từ DAO trong DAO ĐỘNG có nghĩa đen là chuyển động lắc đung đưa qua lại một vị trí cố định nào đó. Nó còn có thể hiểu theo nghĩa bóng là: thể hiện sự không ổn định và có tính chất lay động trong suy nghĩ của một người/vật.
Phân biệt cách dùng của “D” và “Gi” trong tiếng Việt
Ngôn ngữ tiếng Việt chúng ta rất phong phú và nhiều khi bạn sẽ bắt gặp các từ giống nhau về phát âm nhưng ngữ nghĩa thì lại khác nhau. Điển hình khó phân biêt trong số đó có cách phân biệt giữa d/gi là hay khiến chúng ta nhầm lẫn.
Ví dụ: giao/dao; giông/dông; giùm/dùm…
Trên thực tế là không có một quy tắc cố định nào để phân biệt cách dùng của D và GI. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu nó như sau:
– Cách dùng D ở âm đầu: thường được sử dụng trong các từ gốc Việt được xây dựng khi chữ quốc ngữ thành lập. Ví dụ: da động vật, con dao, dao động, dinh thự, dễ dàng…
– Cách dùng GI ở âm đầu:
- Thường được sử dụng trong các từ mượn Hán-Việt cổ như: gia đình, giang hồ, giao hàng, giáo viên, giông tố, giống loài, giao long..
- Không bao giờ kết hợp với các âm đệm (âm ở giữa) như: oa, uê, uể, uy, uâ, oă
Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam chúng ta cho rằng, cách dùng của D/GI là do thói quen sử dụng ngôn ngữ của người Việt. Nó được tích lũy nhờ quá trình học và sử dụng nhiều.
Quả nhiên Tiếng Việt xứng đáng với câu “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam!”
Xem thêm:
Kết luận
Như vậy, chúng ta đã có thể hiểu rõ được cách viết “dao động” mới là cách viết đúng chính tả Tiếng Việt. Có lẽ đây chỉ là một ví dụ điển hình trong số nhiều trường hợp sử dụng nhầm lẫn giữa D/GI trong âm đầu của từ.
Để tránh gặp phải các trường hợp nhầm lẫn tương tự trong việc sử dụng ngôn ngữ, mình đề nghị bạn hãy chịu khó đọc sách, chịu khó viết sách và nói nhiều hơn, cũng phải tìm tòi để làm rõ các sai lầm nếu gặp phải để từ đó giúp bạn hiểu sâu hơn về cách sử dụng các từ ngữ kiểu “lưỡng khả” như trên nhé!
Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho việc học tập và phân biệt các cách viết đúng sai giữa D/GI trong biển ngôn ngữ Tiếng Việt của chúng ta. Chúc bạn ngày càng giỏi Tiếng Việt hơn! thân ái.