Kích thước chuẩn của những dòng xe SUV 7 chỗ hiện nay
Hiện nay hầu hết những thông số kỹ thuật liên quan đến kích thước của xe ít được mọi người chú tâm nhất là dòng xe 7 chỗ, mọi người đa phần sẽ chỉ lướt qua phần kích thước và đa phần đều quan tâm đến những thông số kỹ thuật của xe điển hình như : kích thước, hộp số, động cơ hay các trang bị an toàn có trên xe.
Vì sao các dòng xe thường đề cập đến kích thước xe ?
Đây là chuyện mà bạn thường làm khi chưa biết tầm quan trọng mà các kỹ sư hãng xe muốn “nhắn nhủ” cho bạn khi lựa chọn mẫu xe mình yêu thích, đặc biệt là dòng xe 7 chỗ.
Thông thường khi thiết kế thì chiều dài của xe sẽ tỉ lệ nghịch với khả năng di chuyển linh hoạt cho xe và chiều rộng của xe sẽ luôn tỉ lệ thuận với sự rộng rãi ở bên trong khoang nội thất của xe. Đây cũng là lý do mà bạn bắt gặp những dòng xe nhỏ như 4 chỗ hoặc được sử dụng chuyên trong các đô thị sẽ có 2 trục kéo dài và áp sát tốt đa phần cản sau. Điều này khiến các mẫu sedan được thiết kế thoải mái về kích thước khiến “dáng vẻ” trở nên thon thả và cân xứng, trông bắt mắt hơn rất nhiều.
Với chiều dài cơ sở của xe bạn sẽ biết được khoảng cách giữa 2 trung tâm của bánh trước và sau xe, chiều cao của xe cũng nói lên được khả năng vận hành của xe trong quá trình sở hữu. Vậy nên khi xe càng cao thì tính khí động học của xe sẽ càng giảm do sức cản không khí khá lớn mỗi khi đi qua gầm xe.
Xem thêm nhiều thông tin về đánh giá xe, giá xe oto mới nhất các những thương hiệu xe hơi hàng đầu thế giới một trong những trang web tin tức trực tuyến, mua bán xe oto hàng đầu Việt Nam.
Tổng quan chi tiết về kích thước tổng thể xe 7 chỗ hiện nay
Với mỗi một thông số kỹ thuật về kích thước xe đều có ý nghĩa liên hệ mật thiết với khả năng vận hành của xe, điều này ngoài nhà sản xuất và các chuyên gia thì đa phần khách hàng đều không nghĩ đến. Chiều cao của xe có liên quan đến sức cản của gió, của không khí khi đi qua gầm xe vì thế điều này sẽ tỉ lệ nghịch với khí động học của xe.
Đối với những xe chuyên dùng để vận hành di chuyển với tốc độ cao sẽ có những pha cua “gắt” thì xe sẽ được thiết kế để tăng chiều dài cũng như hạ thấp độ cao gầm của xe xuống điều này giúp khoảng cách các trục bánh xe tới trọng tâm của xe sẽ rất cao. Cụ thể bạn có thể xem chi tiết ý nghĩa về những thông số kích thước dưới đây :
Chiều dài cơ sở:
Đây là số đo của khoảng cách giữa 2 trung tâm của bánh xe trước và bánh xe sau. Với dòng xe tải thì chiều dài cơ sở sẽ được tính từ trục lái trước đến điểm giữa của trục sau hoặc giữa 2 trục sau trong trường hợp xe tải có nhiều hơn 2 trục bánh xe. Điều này sẽ góp phần tối ưu nhất về không gian dành cho khách hàng ngồi bên trong điều này luôn được các hãng quan tâm nhất là với những dòng xe hạng sang. Cụ thể xe được tính theo công thức chung của tất cả các dòng xe ô tô dưới 7 chỗ ngồi như Sedan, Hatchback là D=A+B+C, theo hình bên dưới đây
Chiều rộng cơ sở:
Đây là số đo được tính từ khoảng cách tâm lốp xe bên trái đến tâm lốp xe bên phải. Nếu xe của bạn có chiều rộng cơ sở càng lớn thì tính ổn định ở xe càng được nâng lên cao tuy nhiên điều này lại khiến xe của bạn bị hạn chế về khả năng di chuyển ở các cung đường nhỏ, hẹp. Đặc biệt ở dòng xe 7 chỗ thường được dùng cho các khu đô thị có thể sẽ bị ảnh hưởng khi điểm đến của bạn có đoạn đường không mấy “thoải mái”.
Bán kính vòng quay tối thiểu:
Đây là số đo được tính theo số lần cho xe quay vòng tròn tại chỗ, rồi đo từ tâm vòng tròn đến vòng bánh xe ngoài cùng đây chính là số đo bán kính vòng quay tối thiểu của xe. Nếu bán kính vòng quay càng nhỏ chứng tỏ khả năng di chuyển vào các cung đường nhỏ hẹp và chật chội sẽ dễ dàng hơn nhiều, đây là lưu ý cho những bạn có nhu cầu di chuyển trong nội thành nhiều.
Khoảng sáng gầm xe:
Đây là số đo được tính từ điểm thấp nhất của gầm xe đến mặt đất, nếu kích thước khoảng sáng gầm càng cao thì khả năng xe càng dễ dàng di chuyển trên các cung đường gồ ghề hay đá sỏi.
Thông số kích thước xe 7 chỗ với từng phân khúc
Với dòng xe 7 chỗ ở mỗi phân khúc thì sẽ có kích thước khác nhau, cụ thể bạn có thể xem chi tiết được cập nhật mới nhất dưới đây :
Phân khúc A: Kích thước (DxRxC) dao động từ: 4600 x 1700 x 1750 đến 4700 x 1750 x 1175 (mm).
Phân khúc B: Kích thước (DxRxC) dao động từ: 4700 x 1760 x 1750 đến 4850 x 1750 x 1850 (mm).
Phân khúc C: Kích thước (DxRxC) dao động từ: 4850 x 1800 x 1550 đến 4900 x 1800 x 1850 (mm).
Phân khúc D: Kích thước (DxRxC) dao động từ: 4900 x 1850 x 1850 đến 4950 x 1900 x 1900 (mm).
Thông số kích thước một số dòng xe 7 chỗ phổ biến tại Việt Nam
Hiện tại có một số hãng xe đã công bố kích thước chuẩn của dòng xe 7 chỗ của hãng mình. Bạn có thể tham khảo thêm để chọn cho mình chiếc xe phù hợp với nhu cầu cần thiết của bản thân nhé !
Xe Toyota Innova
Kích thước tổng thể dài x rộng x cao của mẫu xe Toyota Innova hiện nay là 4735 x 1830 x 1795 (mm), chiều dài cơ sở là 2.750 (mm), khoảng sáng gầm xe là 1780 (mm), bán kính vòng quay tối thiểu là 5,4 (m).
Xe Toyota Fortuner
Toyota Fortuner là mẫu xe thuộc phân khúc SUV tầm trung 7 chỗ với kích thước tổng thể của xe dài x rộng x cao là 4.795 x 1.855 x 1.835 (mm), chiều dài cơ sở 2.745 (mm).
Xe Honda CRV
CRV có chiều dài tổng thể dài x rộng x cao lần lượt là 4.584 x 1.855 x 1.679 mm, chiều dài cơ sở là 2.660 (mm), khoảng sáng gầm 198 (mm), bán kính vòng quay tối thiểu 5,9 (m).
Xe Hyundai Santafe
Hyundai Santafe có kích thước tổng thể dài x rộng x cao lần lượt là 4.770 x 1.890 x 1.680 (mm), chiều dài cơ sở là 2.770 (mm).
Xe Kia Sorento
Kích thước tổng thể dài x rộng x cao của Sorento là 4685 x 1885 x 1755 (mm), chiều dài cơ sở là 2.700 (mm), khoảng sáng gầm là 185 (mm).