Cách tính năm nhuận chuẩn xác nhất (Âm/Dương lịch)

Chắc hẳn bạn đã từng nghe hoặc đã biết đến năm nhuận và cách tính năm nhuận ở đâu đó. Nhưng để biết chính xác cách tính năm nhuận chuẩn xác nhất thì có nhiều người lại chưa biết rõ ràng. Bài viết hôm nay chia sẻ cho bạn các tính năm nhuận nhé!

Cứ cách vài năm thì trong lịch sẽ xuất hiện một năm nhuận. Điều này không có gì là lạ, tuy nhiên chính vì sự có sẵn năm nhuận trong lịch mà người ta quên đi cách tính năm nhuận như thế nào. Nếu đưa ra câu hỏi: “Làm thế nào để tính năm nhuận?” thì chắc chắn nhiều người sẽ cảm thấy bối rối, không biết tính như thế nào. Chính vì điều này, hôm nay chúng tôi sẽ đưa ra cách tính cho bạn nhé!

cach tinh nam nhuan

Cách tính năm nhuận

Năm nhuận là gì?

Hệ thống lịch được sử dụng ở nước ta có hai loại đó là dương lịch và âm lịch. Dù thiết kế loại lịch nào đi chăng nữa thì cũng có một năm được gọi là năm nhuận, tuy nhiên năm nhuận ở hai loại lịch này lại không hề giống nhau.

1. Năm nhuận theo dương lịch

Ở lịch dương, năm nhuận là năm có tổng số ngày tăng lên so với năm bình thường là một ngày, ngày này được cố định là 29/02. Theo cách tính lịch dương, để đảm bảo cho các hiện tượng thiên văn, vật lý xảy ra đúng thời điểm và mang tính chất lặp lại theo chu kì thì sau một khoảng thời gian nhất định, số ngày trong năm sẽ được điều chỉnh thay đổi do cách tính tròn năm.

2. Năm nhuận theo âm lịch

Lịch âm thì lại có cách giải thích khác về vấn đề này. Theo lịch âm, mặt trăng quay xung quanh trái đất mất 29, 53 ngày. Với con số như thế này thì ước tính Trái Đất quay một vòng xung quanh Mặt Trời trong khoảng 352 ngày, lệch hẳn 13 ngày so với lịch dương. Vì nguyên nhân này mà sau một khoảng thời gian người ta phải bổ sung thêm một tháng để đảm bảo hợp với chu kì thời tiết, khí hậu mà chúng lại phụ thuộc vào thời gian Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.

Cách tính năm nhuận chuẩn xác nhất

Đa số những người không biết tính năm nhuận đều là do bản thân chưa từng tìm hiểu về chúng. Nhưng nếu đã từng đọc qua và tìm hiểu thì chắc chắn đây không phải là điều quá khó khăn vì tính năm nhuận rất dễ dàng và dễ nhớ.

tinh nam nhuan lich duong

1. Cách tính năm nhuận theo lịch dương

Việc tính năm nhuận Dương lịch thì không có gì phức tạp lắm, thậm chí là rất đơn giản. Năm dương lịch nhuận sẽ được tính bằng cách lấy số năm chia cho 4, nếu chia hết thì năm gọi là năm nhuận.

Ví dụ:

– Năm 2018, 2012, 2016, 2020 chia hết cho 4 thì những năm này được gọi là năm nhuận.

– Năm 2009, 2011, 2015, 2017, 2019 không chia hết cho 4 thì những năm này được gọi là năm không nhuận.

Đối với những năm nhuận mà chuyển giao giữa các thế kỉ với nhau thì lấy số năm đó chia cho 400, nếu chia hết thì là năm nhuận. Hoặc ta có thể lấy 2 số đầu trong năm ấy chia cho 4, nếu chia hết thì là năm nhuận.

Ví dụ: năm 1200, 1600 chia hết cho 400 thì năm ấy là năm nhuận. Năm 1500, 1900 không chia hết cho 400 thì năm ấy không phải năm nhuận.

2. Cách tính năm nhuận theo âm lịch

cach tinh nam nhuan am lich

Cách tính năm nhuận theo âm lịch có phần khó và phức tạp hơn so với dương lịch. Ta lấy số năm chia cho 19, nếu nhận được số dư là 0, 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì những năm đó được gọi là năm nhuận.

Ví dụ: Năm 2014 chia cho 19 được số dư là 0 thì được gọi là năm nhuận. Còn như năm 2015 chia cho 19 dư 1 thì không được tính là năm nhuận.

Những năm nhuận theo âm lịch sẽ được bổ sung thêm 1 tháng vì mỗi năm nhuận khác nhau thì được bổ sung thêm 1 tháng nhuận khác nhau. Ví dụ có năm nhuận 2 tháng 7, có năm lại nhuận 2 tháng 5; tức là trong năm đó có đến 2 tháng 5 hoặc 2 tháng 7 (tính theo lịch âm). Việc nhuận tháng này sẽ luôn đảm bảo được chu kỳ thời tiết diễn ra bình thường.

Mong rằng thông qua bài viết này, các bạn sẽ biết được cách tính năm nhuận chuẩn xác nhất!

Những bài liên quan

Back to top button