Lũy kế là gì? Công thức, cách tính lũy kế và lỗ lũy kế trong ngành tài chính

Lũy kế là gì? Công thức, cách tính lũy kế trong ngành kinh tế, tài chính. Khái niệm Lỗ lũy kế nghĩa là gì? Công thức tính Lỗ lũy kế. Lũy kế giá trị thanh toán được tính như thế nào?

“Lũy kế” – khái niệm thuộc thuật ngữ chuyên ngành kinh tế, dù vậy bạn cũng nên tìm hiểu về nó. Bạn có thể nhờ đó mà cân đối tài chính, làm chủ tài chính của mình. Hãy cùng mình đi tìm hiểu về “Lũy kế” và các khái niệm khác liên quan nhé!

I.Lũy kế là gì?

“Lũy kế” (Cummulative) là khái niệm chỉ số liệu tổng hợp trước đó được đưa vào tính tiếp trong phần hạch toán tiếp theo.

Nói cách khác, lũy kế là lũy tiến được cộng dồn và nối tiếp nhau.

luy ke la gi


II.Cách tính “Lũy kế”

Lũy kế = Phát sinh trong kỳ + Lũy kế các tháng trước đó

• Ví dụ:
– Lũy kế quý 1 là 5 triệu đồng
– Lũy kế quý 2 là -4 triệu đồng
– Lũy kế quý 3 là 7 triệu đồng
– Lũy kế quý 4 là -3 triệu đồng

Theo công thức tính “Lũy kế” ta thu được:

– Lũy kế cả năm = 5 triệu đồng  ( Lợi nhuận cả năm = 5 triệu đồng)

 Ví dụ:

Giả sử 1 doanh nghiệp nếu tháng trước ghi nợ 6 triệu, tháng sau nợ 4 triệu.

Ta có tổng nợ cả hai tháng gộp lại là 10 triệu.

Ta gọi số nợ 6 triệu của tháng trước là “lũy kế” của tháng sau.

Vậy: “Lũy kế” là giá trị của tháng trước được sử dụng để tính về sau.

III. Lỗ lũy kế là gì?

Mình có khái niệm nữa đó là “Lỗ lũy kế”. Vậy “Lỗ lũy kế” là gì?

 Lỗ lũy kế được hiểu là sự suy giảm về giá trị tài sản – Khi giá trị ghi trên sổ sách nhiều hơn giá trị thu hồi thực tế của tài sản đó.

lo luy ke la gi

Mình giải thích thêm nhé! Khi một tài sản bị giảm giá trị là khi giá trị tài sản được ghi trên sổ sách nhiều hơn giá trị thu hồi của tài sản đó. Giá trị ghi trên sổ là số tiền thể hiện trên sổ sách kế toán lớn hơn giá trị thực của tài sản đó, khi đó có sự suy giảm giá trị tài sản và cần ghi nhận một vài lỗ lũy kế. Ta nói nôm na tức là sự khấu hao tài sản của doanh nghiệp.

 Ví dụ:

Một doanh nghiệp mua máy móc về sản xuất, thời gian khấu hao là 4 năm nhưng tới năm thứ 3 đã khấu hao hết giá trị sử dụng. Như vậy, trong thời gian sử dụng tài sản bị hao mòn nhanh hơn so với cách tính khấu hao. Vì vậy, ta có thể tính được trong thời gian sử dụng, tài sản đã hao mòn như thế nào và cách tính khấu hao có thể không phù hợp trong nhiều trường hợp.

IV.Công thức tính lỗ lũy kế

Lỗ lũy kế thường được sử dụng nhiều trong ngành kinh doanh, tài chính. Hầu hết các doanh nghiệp đều vấp phải khái niệm này. Vậy, “lỗ lũy kế” là gì?

 Lỗ lũy kế = Giá trị ghi trên sổ sách của CGU – Gía trị thu hồi của CGU

Lại có bạn thắc mắc CGU là gì phải không? Vì viết tắt thế này ai mà hiểu được nhỉ! Mình xin giải thích như sau:

– CGU là “một khối đơn vị sinh ra tiền”.

Ta nên tính giá trị thu hồi của toàn bộ CGU và xác định toàn bộ lỗ lũy kế cho toàn bộ CGU nếu không tính được giá trị thu hồi của 1 tài sản riêng lẻ nào đó. Lỗ lũy kế của CGU sau đó phải được phân bổ cho từng tài sản.

V.Lũy kế giá trị thanh toán

Nhiều người thường tìm hiểu về Lũy kế giá trị thanh toán, đặc biệt dân trong ngành kế toán thì mức độ sử dụng gấp nhiều lần. Vậy, “Lũy kế giá trị thanh toán” là gì?

Lũy kế giá trị thanh toán = Lũy kế thanh toán tạm ứng + Lũy kế thanh toán khối lượng

Trong đó:
– Lũy kế thanh toán tạm ứng = giá trị tạm ứng theo hợp đồng còn lại chưa thu hồi đến cuối kỳ trước – Chiết khấu tiền tạm ứng + Giá trị đề nghị thanh toán kỳ này.
– Lũy kế thanh toán khối lượng hoàn thành = Số tiền đã thanh toán khố lượng hoàn thành đến cuối kì trước + Chiết khấu tiền tạm ứng + Giá trị đề nghị thanh toán kỳ này.

Hơi khó hiểu phải không? Bạn hãy đọc lại và nghiền ngẫm nó nhé!

VI.Khấu hao Lũy kế

– Khấu hao lũy kế nhằm mục đích thu hồi dần giá trị tài sản đã đầu tư.
– Khấu hao lũy kế là tổng khấu hao của năm này và các năm trước cộng lại.

VII.Kết luận

Trên đây,mình và các bạn đã được tìm hiểu về “Lũy kế” là gì và các công thức tính giá trị liên quan. Qua đây hy vọng các bạn đã nắm được Định nghĩa, cách tính lũy kế và một số các khái niệm khác về lũy kế! Xin cảm ơn các bạn! Thuthuatnhanh chúc các bạn thành công!

Có thể bạn đang tìm kiếm:

Những bài liên quan

Back to top button