Văn khấn ngày rằm mùng 1 cúng Thần Tài, Thổ công, Gia tiên
Văn khấn ngày rằm mùng 1 cúng Thần Tài, Thổ công, Gia tiên được thực hiện tại nhà cầu chúc cho gia đình mạnh khỏe, bình an, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống…
Cúng ngày rằm, mùng 1 là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt ta. Tục xưa quan niệm rằng: Ngày mùng 1 được gọi là ngày Sóc, tức ngày khởi đầu của một tháng. Ngày rằm (ngày 15) được xem là ngày Vọng. Vọng được hiểu theo nghĩa “nhìn xa trông rộng”. Vào ngày này, Mặt Trăng – Mặt Trời nhìn rõ nhau, soi chiếu mọi suy nghĩ, tâm hồn. Sóc, Vọng được xem là những ngày “Cát tường” mang lại nhiều tốt đẹp và may mắn nhất trong một tháng.
Để tìm hiểu bài cúng ngày rằm – mùng 1, trước tiên, mời bạn đọc tham khảo những lễ vật cơ bản nhất bày trên mâm cúng cho hai ngày này.
Nội dung chính
Mâm lễ cúng rằm – mùng 1 hàng tháng
Trước khi làm lễ cúng mùng 1 – ngày rằm thì gia chủ nên chuẩn bị lễ vật đầy đủ, tươm tất. Bao gồm:
- 1 lọ hoa tươi (hoa cúc vàng hoặc cúc trắng hoặc cả 2)
- 1 đĩa quả tươi (dưa hấu, 5 hoặc 7 trái cam, xoài, táo hoặc ngũ quả, có thể thêm 1 đĩa quả phật thủ…)
- 1 cơi trầu cau, nước, rượu, hương.
- Tiền vàng và bánh kẹo (không bắt buộc)
Nhiều gia đình thường cúng ngày rằm, mùng 1 bằng lễ mặn gồm: gà trống, thịt heo, đĩa xào, bát nấu, xôi, rượu…
Lễ cúng ngày rằm mùng 1 quan trọng nhất là lòng thành tâm kính lễ của gia chủ. Mâm lễ cúng có thể là lễ mặn hay lễ ngọt tùy theo điều kiện của gia đình.
Văn khấn ngày rằm, mùng 1 đầy đủ nhất
Theo truyền thống của người Việt Nam xưa, mỗi gia đình đều có một vị Thổ Công, những vị Thần Tài và cụ vải gia tiên. Thổ Công cai trị và bảo vệ vùng đất của ngôi nhà luôn bình an, không bị ma quỷ quấy rầy. Thần Tài mang đến phước lộc, thịnh vượng. Cụ vải gia tiên luôn phù hộ độ trì cho con cháu trong gia đình mạnh khỏe, an khang.
Chính vì thế vào ngày mùng 1, 15 hàng tháng, các gia đình đều làm lễ thắp hương cúng Thần Thổ Công, Thần Tài, Gia Tiên… để cầu phúc và những điều tốt đẹp đến với con cháu trong nhà.
1. Văn khấn ngày rằm (15 hàng tháng) – mùng 1 cúng Thần Tài – Thổ Công
Dưới đây là bài văn khấn ngày rằm mùng 1 cúng Thần Tài – Thổ Công – Thần Long Mạch…
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lần, 3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ………
Hôm nay là ngày (rằm hoặc mùng 1) tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).
2. Văn khấn Gia Tiên ngày rằm – mùng 1
Dưới đây là bài cúng văn khấn ngày rằm mùng 1 Gia tiên:
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại:……
Hôm nay là ngày (rằm hoặc mùng 1), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).
3. Bài cúng Văn khấn hạ lễ ngày rằm – mùng 1
Sau khi đã thắp hương xong, gia chủ muốn khai hạ lễ, hóa vàng (nếu có) thì có thể tham khảo bài cúng văn khấn hạ lễ ngày rằm dưới đây:
– Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
– Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ, Chư vị Tôn thần
– Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.
– Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày (rằm hoặc mùng 1) tháng… năm …………………
Chúng con là: ……………………………tuổi………………
Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc đã mãn, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
4. Bài khấn mùng 1 ngày rằm ở chùa
Nhiều người có quan niệm: Cúng cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng. Lên chùa cúng khấn Đức Phật để mong nhận được sự bình yên, thanh tịnh trong tâm hồn và gia đình thêm may mắn. Một số chùa nổi tiếng ở nước ta mà gia chủ có thể đến vào ngày rằm tháng Giêng: Chùa Yên Tử, Chùa Hương, chùa Bái Đính, chùa Tây Thiên…
Ngoài ra, gia chủ vẫn có thể cúng trên chùa vào ngày rằm mùng 1 các tháng khác trong năm. Nếu gia đình gia chủ thường xuyên đi chùa vào ngày rằm, mùng 1 thì nên tham khảo bài khấn dưới đây.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy)
Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là…………..
Ngụ tại:…………………….
Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa trước điện Đức Phật, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài từ cảnh trời cao soi xét.
Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.
Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Phật thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy)
Lưu ý:
– Nếu gia chủ ở tại nhà thuê, vào ngày rằm mồng 1 thì chỉ cần làm mâm lễ thắp hương khấn Thần Tài, Thổ Công.