RAM là gì? Tác dụng của RAM với máy tính, smartphone
RAM là gì? Tác dụng của RAM đối với điện thoại smartphone, máy tính là gì mà hay được người ta nhắc tới mỗi khi đi mua điện thoại, máy tính, laptop,…? Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm cũng như vai trò của RAM đối với những thiết bị số trên là gì nhé.
Bên cạnh bộ vi xử lý như CPU hay card đồ họa thì RAM cũng chính là một thành phần phần cứng quan trọng không thể thiếu trên máy tính hay smartphone.
Nội dung chính
I.RAM là gì?
RAM là viết tắt của cụm từ Random Access Memory trong tiếng Anh. Nó là bộ nhớ khả biến cho phép thiết bị đọc-ghi dữ liệu ngẫu nhiên tới bất kỳ vị trí nào trên nó dựa theo địa chỉ của từng ô nhớ. Thông tin lưu trữ trên RAM chỉ có tính tạm thời, chúng sẽ biến mất nếu không được cấp điện liên tục.
Đặc điểm của RAM là thời gian đọc và ghi dữ liệu đối với mọi ô nhớ là như nhau. Cho dù đang xử lý dữ liệu ở vị trí nào thì cũng có thể ngay lập tức truy xuất dữ liệu đến vị trí của một ô nhớ bất kỳ khác mà không làm tăng thêm thời gian.
Chính vì thế nên tốc độ xử lý thông tin và dữ liệu trên bộ nhớ tạm thời này là cực kỳ nhanh. Nó giúp giảm tải áp lực việc phải xử lý thông tin của nhiều chương trình chạy song song..
– RAM gồm có 2 loại chính là SRAM (tĩnh) và DRAM (động).
II.Tác dụng của RAM là gì?
– Khi điện thoại hoặc máy tính của bạn hoạt động. Những thay đổi được tạo ra bởi người dùng (cache trình duyệt web, office, ứng dụng nền của hệ điều hành…) hay những dữ liệu cần thiết được lưu trữ trong ổ đĩa cứng sẽ thông qua CPU được ghi và xử lý trên RAM.
– Hiểu một cách nôm na, khi máy tính, smartphone hoạt động, thì bộ nhớ để xử lý toàn bộ thông tin của máy lưc này sẽ là RAM mà không phải ổ cứng. RAM đóng vai trò là không gian lưu trữ dữ liệu tạm thời để cho các phần mềm, ứng dụng có thể hoạt động được.
Những tệp dữ liệu sau khi qua xử lý tại RAM, mà bạn thực hiện lệnh Save (lưu trữ) vào ổ C, D, E.. thì mới được ghi lại tại ổ cứng.
Vai trò của RAM với máy tính, smartphone.
Giả thiết rằng điện thoại smartphone hoặc máy tính của bạn mà không có RAM thì mặc dù chỉ là các thao tác cơ bản nhất cũng khó có thể hoàn thành được. Vì tốc độ truy xuất và ghi dữ liệu của ổ đĩa (ổ cứng) là quá chậm.
Bởi thế, dung lượng của RAM càng lớn, thì chứng tỏ không gian cho phép lưu trữ và xử lý dữ liệu tạm thời càng nhiều. Điều đó giúp cho thiết bị có khả năng hoạt động được nhiều thứ cùng một lúc. Máy chạy càng mượt mà, ổn định hơn. Với máy tính hay smartphone thì giúp hệ điều hành xử lý đa nhiệm (hoạt động nhiều tác vụ cùng lúc) tốt hơn.
III.Phân loại RAM
RAM có thể phân biệt thành 2 loại chính là:
+ SRAM (Static RAM) – RAM tĩnh: SRAM là bộ nhớ nhanh. Sau khi được nạp sẽ không bị mất nội dung đã ghi. Nó dùng là nơi lưu trữ các tập tin của CMOS dùng cho việc khởi động máy
+ DRAM (Dynamic RAM) – RAM động: cũng giống như SRAM, nhưng dữ liệu của DRAM sẽ bị mất sau khi đọc và phải nạp lại dữ liệu theo chu kỳ (ghi lại dữ liệu cũ). Do đó tốc độ của DRAM chậm hơn SRAM nhiều. Nhưng bù lại nó cũng rẻ tiền hơn loại trên.
Phân loại RAM
Thông thường, khi chúng ta nhắc tới RAM, có nghĩa là chúng ta đang đề cập tới loại DRAM. Có thể phân thành 3 loai DRAM chính như sau:
- SDRAM giờ đây đã lỗi thời công nghệ và không được sử dụng nhiều. Bạn chỉ có thể bắt gặp được nó ở những máy tính “cổ”.
- DDR RAM là viết tắt của Double Data Rate. Tức là nó có thể đồng thời truyền và xử lý 2 tín hiệu trong 1 xung nhịp để đồng bộ quá trình hoạt động.
- LPDDR (Low Power Double Data Rate SDRAM): Đây là loại RAM dạng chân bi, tiêu thụ điện thấp, mỏng nhẹ nên được sử dụng trên các smartphone, máy tính bảng, laptop siêu mỏng,.. Tất nhiên, giá thành của nó cũng đắt hơn nhiều so với 2 loại trên.
RAM siêu mỏng trên smartphone
IV.BUS của RAM là gì
Bus của RAM được hiểu là độ lớn của kênh truyền dẫn dữ liệu bên trong RAM cũng giống như ống dẫn nước trong nhà chúng ta vậy. Ống nước càng lớn thì lượng nước chảy qua được càng nhiều. Tương tự, Bus của RAM càng lớn thì lưu lượng dữ liệu được xử lý trong một thời gian sẽ càng nhiều, dữ liệu được xử lý càng nhanh.
Bus của RAM trên một số loại Laptop, máy tính thông thường hiện nay rơi vào khoảng từ 1600 MHz đến 2133 MHz hoặc 2400 MHz. Tuy nhiên, cũng có những loại cao cấp hơn.
Ảnh trên là bảng thống kê về tên, xung nhịp, tốc độ xử lý đường truyền và module của một số loại RAM. Mời bạn tham khảo.